LDAC là gì? Cách thức hoạt động và điểm nổi bật của LDAC

ldac-la-gi-cover

LDAC là một công nghệ âm thanh hiện đại và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị tai nghe bluetooth, loa bluetooth, điện thoại di động. Tuy nhiên với những người không quá rành về công nghệ khi nghe đến thuật ngữ này sẽ có thắc mắc LDAC là gì? Cách thức hoạt động của LDAC bluetooth như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về LDAC và tất tần tật các thông tin xung quanh công nghệ hiện đại này nhé.

LDAC là gì?

LDAC là gì
LDAC xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015

LDAC là công nghệ mã hóa âm thanh cao cấp được phát triển bởi Sony. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015, LDAC cho phép truyền tải âm thanh chất lượng cao qua kết nối Bluetooth. Với LDAC, người dùng có thể trải nghiệm âm thanh Hi-res lên đến 96kHz/32bit với băng thông tối đa 990kbps. Tốc độ âm thanh truyền tải gấp 3 lần so với aptx của SBC hoặc là Qualcomm.

Cách thức hoạt động của LDAC Bluetooth

LDAC Bluetooth là một tính năng được tích hợp trên nhiều thiết bị tai nghe Bluetooth để tăng cường chất lượng âm thanh. Với LDAC Bluetooth, người dùng có thể truyền tải âm thanh chất lượng cao hơn so với các thiết bị Bluetooth thông thường.

Tuy nhiên, để sử dụng được tính năng LDAC Bluetooth, người dùng cần phải có thiết bị hỗ trợ LDAC và cài đặt các thiết lập phù hợp trên thiết bị của mình.

Cách thức hoạt động của LDAC Bluetooth
Cách thức hoạt động của LDAC Bluetooth

Theo như công bố của hãng âm thanh Sony thì codec này có thể truyền tải âm thanh ở 3 mức 330kbps, 660kbps và 990kbps, cụ thể như sau:

  • Chế độ Connection Priority – 330kbps: có ở trên hầu hết các codec tương đương.
  • Chế độ Normal – 660kbps: Được khởi tạo trong cài đặt của một số dòng máy nghe nhạc Walkman của thương hiệu Sony.
  • Chế độ Quality Priority- 990kbps: Âm thanh Hi-res được truyền tải thông qua kết nối, nhanh hơn rất nhiều so với giới hạn truyền tải tối đa là 328kbps của codec SBC truyền thống.

Các điểm nổi bật và hạn chế của công nghệ LDAC

Nổi bật:

Tốc độ truyền tải dữ liệu cao: LDAC có thể truyền tải nhiều dữ liệu hơn qua kết nối Bluetooth thông thường, giúp tái tạo âm thanh chính xác hơn.

Hỗ trợ tần số lấy mẫu cao: LDAC hỗ trợ các tần số lấy mẫu cao hơn, giúp tái tạo âm thanh chính xác hơn.

Âm thanh chất lượng cao: Với các thiết bị hỗ trợ LDAC, người dùng có thể truyền tải âm thanh chất lượng cao hơn so với các thiết bị Bluetooth thông thường.

Hạn chế:

        Tất cả các nguồn phát âm thanh (máy điện thoại, máy nghe nhạc) và thiết bị phát âm thanh như (tai nghe, loa) phải được hỗ trợ LDAC thì mới có thể sử dụng.

        Codec này chưa phổ biến ở những mẫu tai nghe giá rẻ. Nguyên nhanh là do công nghệ âm thanh này cho chất lượng truyền tải cao, những mãu tai nghe giá rẻ sử dụng công nghệ thấp thì không thể nào đáp ứng được chất lượng đường truyền của công nghệ này và cũng không thể tạo ra sự khác biệt giữa công nghệ này với các chuẩn âm thanh khác hiện nay.

So sánh giữa aptX và LDAC

LDAC và aptX đều là những codec truyền tải âm thanh thông qua bluetooth phổ biến hiện nay. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai Codec này để người dùng có thể nhìn được tổng quan và dễ dàng lựa chọn:

aptX và ldac
Sự khác nhau giữa aptX và LDAC

Codec

aptX

LDAC

Chất lượng truyền tối đa

570 kbps

990 kbps

Tốc độ bitrate truyền tải tối đa

32bit/96kHZ

24bit/48kHZ

Khả năng chuyển đổi bitrate

276-420 kbps (aptX Adaptive)

3 mức độ: 330 kbps, 660kbps, 990 kbps

Các sản phẩm nào đang hỗ trợ codec LDAC

Codec này được ứng dụng trên khá nhiều sản phẩm của thương hiệu Sony, bao gồm máy nghe nhạc có hỗ trợ Hi-res Audio và các mẫu tai nghe không dây. Ngoài Sony, một số mẫu tai nghe của SoundPEATS cũng được hỗ trợ codec này, chẳng hạn như SoundPEATS Air 3 Deluxe HS, SoundPEATS Capsule 3 Pro, SoundPEATS Mini Pro HS.

trình làng soundpeats capsule 3 pro thiết kế ấn tượng
Tai nghe Soundpeats hỗ trợ LDAC

Để nhận biết được những mẫu tai nghe nào có hỗ trợ công nghệ này, bạn có thể tìm logo LDAC được in trên hộp của sản phẩm.

Bên cạnh đó, là một phần trong dự án mã nguồn mở AOSP (viết tắt của từ Android Open Source Project), công nghệ này sẽ có mặt trên một số dòng điện thoại Android 8.0 trở lên.

Tổng kết

LDAC là một công nghệ âm thanh cao cấp và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị tai nghe Bluetooth. Với tốc độ truyền tải dữ liệu cao, hỗ trợ tần số lấy mẫu cao, âm thanh chất lượng cao và tính năng LDAC Bluetooth, LDAC cho phép người dùng trải nghiệm âm thanh chất lượng cao hơn so với các công nghệ Bluetooth thông thường. Hy vọng bài viết này đã đã giải thích được cho bạn LDAC là gì và những thông tin thú vị xoay quanh LDAC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *